Cách kiểm soát căng thẳng giúp thành công trong công việc
Bạn có thể nói rằng làm thế này dễ ợt và hơi ngớ ngẩn, nhưng thực sự bạn sẽ ngạc nhiên khi bạn cảm thấy bạn lấy lại bình tĩnh nhanh như nào và nó giúp bạn buông bỏ những
Căng thẳng là một cảm giác được tạo ra để phản ứng với các sự kiện đặc biệt. Đó là cách cơ thể huy động sự tập trung, sức mạnh, sức chịu đựng và sự tỉnh táo cao nhằm chuẩn bị để đáp ứng một tình huống khó khăn và đối đầu với thách thức.
Tuy nhiên, nếu stress kéo dài cũng có thể gây ra hàng loạt vấn đề không tốt cho sức khỏe khi nó ‘bùng nổ’ hay vượt tầm kiểm soát.
2 mặt của Căng thẳng : Lợi và hại
Phản hồi của stress (còn gọi là phản ứng nhanh) có tính chất quyết định trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như khi lái xe, phanh xe gấp để tránh một tai nạn. Nó cũng có thể được kích hoạt trong một hình thức nhẹ hơn tại một thời điểm khi có áp lực nhưng không có nguy hiểm thật sự – như những hành động đột phá để giành chiến thắng trong trò chơi, sẵn sàng tham dự một cuộc thi quan trọng… Một chút căng thẳng có thể giúp bạn tự tin, sẵn sàng chấp nhận thách thức. Hệ thần kinh nhanh chóng trở lại trạng thái bình thường và sẽ phản ứng lại khi cần thiết.
Ngược lại, những tình huống căng thẳng lâu dài có thể dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe con người. Hệ thống thần kinh vẫn duy trì áp lực và tiết ra các hoóc-môn gây stress trong thời gian dài. Điều này có thể làm tiêu hao năng lượng dự trữ của cơ thể, để lại cảm giác chán nản, cạn kiệt sức lực, làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cơ thể, và gây ra nhiều vấn đề khác.
Kynang.edu.vn chia sẻ với bạn những cách để kiểm soát và vượt qua căng thẳng vui sống
> Những nỗi sợ của con người, nếu vượt qua được chắc chắn bạn sẽ thành công
Trân trọng những gì mình có
tran-trong-nhung-gi-minh-coDành thời gian chiêm nghiệm những gì bạn cần phải biết ơn không chỉ đơn thuần là điều nên làm, nó còn giúp cải thiện tâm trí của bạn, bởi vì nó làm giảm hoóc môn cortisol gây stress tới 23%. Làm việc đều đặn hàng ngày để nuôi dưỡng một thái độ biết ơn giúp cải thiện tâm trạng, năng lượng và thể chất.
Tránh hỏi “Nếu thì”
Câu hỏi “Nếu thì” chỉ đổ thêm dầu vào lửa mỗi khi lo lắng và căng thẳng. Mọi thứ đều có hàng triệu khả năng xảy ra và có nhiều hướng giải quyết. Thay vì dành nhiều thời gian suy nghĩ về các khả năng có thể xảy ra và lo lắng về nó, thì bạn hãy dành thời gian để tập trung và hành động giải quyết vấn đề, giải tỏa bớt căng thẳng và giúp bạn bình tĩnh trở lại.
Suy nghĩ tích cực
Tư duy tích cực làm cho stress bị gián đoạn bằng cách tập trung não của bạn vào điều gì đó hoàn toàn thư giãn. Nó còn giúp bộ não của bạn thoát ra khỏi trạng thái tiêu cực khi suy nghĩ vẩn vơ một chút về một điều gì đó tốt và tích cực. Bất kỳ một suy nghĩ tích cực nào cũng đều giúp bạn lấy lại sự cân bằng và tập trung.
Khi mọi thứ xảy ra đúng như dự kiến, bạn sẽ có tậm trạng cực kỳ thoải mái, cái này thì dễ rồi. Còn khi mọi thứ trở nên tồi tệ, tâm trí bạn sẽ tràn ngập những tư duy tiêu cực, lúc này thì mới thực sự là một thử thách. Những lúc này, hãy nghĩ và xác định một điều gì đó tích cực vừa xảy ra hôm nay, dù điều tích cực đó lớn hay bé đi nữa đều không quan trọng. Nếu bạn không nghĩ được điều gì đó tích cực hôm nay, thì nghĩ về ngày hôm qua, hoặc thậm chí cả tuần trước nữa. Hoặc có thể là một điều gì đó thú vị mà bạn đang mong chờ cũng có thể giúp bạn lấy lại sự tập trung. Điều tôi muốn nói ở đây là để giúp bạn giải tỏa và giảm bớt căng thẳng thì hãy tìm một điều gì đó tích cực khi mọi suy nghĩ của bạn đang trong tình trạng tiêu cực.
Tắt mọi thứ
Bạn đã biết về tầm quan trọng của việc gián đoạn căng thẳng. Do vậy, bạn nên tạo một thói quen tắt mọi thứ xung quanh bạn một cách thường xuyên để kiểm soát căng thẳng. Khi bạn phải làm việc liên tục 8-10 tiếng, hoặc thậm chí đến 16 tiếng mỗi ngày, thì bạn đang đối mặt với những tác nhân gây căng thẳng quanh bạn. Hãy tắt điện thoại, máy tính khoảng 15 phút trong một khoảng giờ nhất định ít nhất 2 tiếng mỗi lần sẽ giúp tâm trí của bạn thoát khỏi căng thẳng kéo dài và đưa cơ thể của bạn trở lại trạng thái cân bằng. Bạn sẽ ngạc nhiên với cách này giúp bạn tỉnh táo lại nhanh chóng bằng cách phá vỡ quy tắc cũ và đặt một lịch trình mới vào lịch làm việc hàng tuần của bạn.
Giảm tiêu thụ caffein và cồn
Uống caffeine kích thích sản xuất adrenaline. Adrenaline là nguồn gốc của loại phản ứng “chiến hay biến” và nó giúp tạo nên phản ứng tư duy nhanh hơn. Điều này rất tuyệt nếu có một con hổ đuổi theo bạn, nhưng nó không hay lắm khi bạn đang trả lời email ngắn. Khi caffein đưa trí não và cơ thể bạn vào trạng thái siêu kích thích về căng thẳng, cảm xúc của bạn sẽ bị hành vi lấn át hoàn toàn.
Ngủ
Khi bạn ngủ, bộ não của bạn được xạc lại theo nghĩa đen, xáo trộn qua mọi ký ức trong ngày và lưu trữ hoặc loại bỏ chúng để bạn thức dậy tỉnh táo và sáng suốt. Nếu bạn thiếu ngủ hay ngủ không đúng cách thì bạn sẽ bị giảm khả năng tự kiểm soát, khả năng chú ý và khả năng ghi nhớ. Mất ngủ làm tăng mức độ hormone căng thẳng vì vậy hãy tìm bất kỳ kỹ thuật thư giãn nào để giúp bạn ngủ ngon và ngủ sâu.
Thở
thoThở là nguồn góc của sự sống. Hãy luyện tập cho não của bạn chỉ tập trung vào một việc quan trọng này và bỏ căng thẳng lại phía sau. Khi bạn cảm thấy căng thẳng, hãy dành vài phút tập trung vào hơi thở. Đóng mọi cách cửa, dứt bỏ mọi phiền nhiễu khác, chỉ ngồi trên ghế và thở. Mục đích của việc này là dành toàn bộ thời gian của bạn tập trung vào hơi thở, điều này sẽ giúp tâm trí bạn khỏi suy nghĩ vẩn vơ về những điều tiêu cực. Hãy nghĩ về cảm giác của cơ thể khi hít vào và thở ra. Nghe thì khá dễ, nhưng thực sự cũng khá khó để tập trung thở được đến 5 phút. Nếu bạn có luyện tập thì điều này sẽ dễ hơn nhiều.
Bạn có thể nói rằng làm thế này dễ ợt và hơi ngớ ngẩn, nhưng thực sự bạn sẽ ngạc nhiên khi bạn cảm thấy bạn lấy lại bình tĩnh nhanh như nào và nó giúp bạn buông bỏ những suy nghĩ mất tập trung dễ dàng như nào.
Tận dụng các mối quan hệ
Để giữ bình tĩnh và hiệu quả, bạn cần phải nhận ra điểm yếu của bạn và nhờ giúp đỡ khi cần. Có nghĩa là bạn sẽ cần xây dựng một hệ thống các mối quan hệ có thể giúp đỡ bạn ngay khi bạn gặp khó khăn. Ai cũng cần phải có những người bạn, đối tác hay đồng nghiệp luôn ủng hộ, cổ vũ cho họ và sẵn sàng giang tay giúp đỡ họ. Mỗi khi bạn gặp khó khăn và lâm vào tình trạng căng thẳng, chỉ cần có một sự giúp đỡ nho nhỏ bảo đảm công việc của bạn sẽ giúp bạn giải tỏa mối lo lắng ngay lập tức.
Tóm lại, đừng để căng thẳng làm hỏng sự hài lòng công việc, kết quả, mối quan hệ của bạn và sức khỏe của bạn. Chúng ta đều có căng thẳng trong cuộc sống, cả trong và ngoài công việc. Cuối cùng, mọi thứ cũng chỉ là vấn đề tìm kiếm những giải pháp đúng đắn để giảm thiểu căng thẳng một cách tốt nhất cho bạn mà thôi. Bạn hãy áp dụng bất cách nào mà bạn thấy phù hợp nhất.
Leave a Reply